Skip to content Skip to navigation

Hướng dẫn dành cho SV

Mọi thay đổi sau thời gian công bố quy trình này sẽ được Văn phòng thông báo cập nhật cho sinh viên theo các quy định hiện hành.

Các từ viết tắt:

- Văn phòng/ OEP/ VP: Văn phòng các Chương trình Đặc biệt, E2.1, tòa E, Trường ĐH Công nghệ Thông tin.

- Daa: Website - Cổng thông tin đào tạo dành cho sinh viên

- ĐKHP: Đăng ký học phần

Các ghi chú:

  • Giờ hành chính

    • Từ thứ 2 đến thứ 6: sáng: 07h30 - 11h30, Chiều: 13h30 - 16h30

    • Thứ 7: chỉ làm việc buổi sáng: 07h30 - 11h30

  • Email VP: vpdb@uit.edu.vn

1. CẤP BẢNG ĐIỂM

Bước 1: SV đăng ký bảng điểm trên website daa.uit.edu.vn bằng tài khoản chứng thực → chọn loại bảng điểm cần in.

Bước 2: Sau khi xem trên hệ thống thấy tình trạng đã in bảng điểm, SV đến Văn phòng để đóng lệ phí và nhận bảng điểm trong giờ hành chính

* Về việc nhận file scan bảng điểm "đã in"

VP các CTĐB thân gửi các bạn thông tin về việc gửi file scan bảng điểm cho sinh viên, cụ thể như sau:

- Đối tượng hỗ trợ: SV OEP có đăng ký bảng điểm trên hệ thống, trạng thái "đã in".

- Cách thức nhận bảng điểm:

+ Sinh viên thuộc đối tượng nêu trên kiểm tra phí in bảng điểm trên daa, sau đó chuyển phí in bảng điểm về momo 0707.202.155 - Phan Thị Thái An. Trong nội dung chuyển khoản ghi rõ: MSSV - phí in bảng điểm

+ Sau khi chuyển khoản, SV gửi ảnh chụp giao dịch thành công về email VP với tiêu đề : MSSV - nhận file scan bảng điểm.

+ Trong vòng 3 - 5 ngày, VP sẽ hỗ trợ gửi file scan bảng điểm cho sinh viên và cập nhật trạng thái "đã phát" lên hệ thống.

=> Sinh viên chuyển khoản nhưng không gửi mail sẽ không được hỗ trợ + hoàn tiền đã gửi.

2. ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN

Các mốc thời gian chính của của đăng ký học phần được chia làm các đợt:

- Đợt xác nhận: Sinh viên năm 1, 2 xem, xác nhận và có thể hủy ĐKHP đã được đăng ký sẵn trên hệ thống (không được ĐKHP mới). Nếu sinh viên không xác nhận thì kết quả ĐKHP sẽ bị hủy và sinh viên phải ĐKHP lại toàn bộ trong đợt chính thức.

- Đợt chính thức: Sinh viên ĐKHP đợt chính thức trên hệ thống: Sinh viên tất cả các khóa ĐKHP, sinh viên năm 1, 2 có thể điều chỉnh hoặc đăng ký mới.

- Đợt hiệu chỉnh: Sinh viên ĐKHP đợt hiệu chỉnh trên hệ thống, tại mục “Đăng ký học phần”

- Đợt cứu xét: Sinh viên xin cứu xét ĐKHP trên hệ thống tại mục ĐKHP bổ sung. Chỉ giải quyết các trường hợp đặc biệt (nhập học trễ, khôi phục ĐKHP vì lý do học phí, …).

Các nội dung sinh viên cần lưu ý khi ĐKHP:

- Sinh viên ĐKHP tại cổng thông tin sinh viên student.uit.edu.vn hoặc daa.uit.edu.vn bằng tài khoản chứng thực.

- TKB CỦA SINH VIÊN NĂM 1, 2 DO TRƯỜNG ĐĂNG KÝ ĐÃ ĐƯỢC SẮP XẾP HỢP LÝ THEO TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO VÀ TRÁNH LỊCH TRÙNG, KHUYẾN CÁO SINH VIÊN NÊN XÁC NHẬN ĐKHP DO TRƯỜNG ĐĂNG KÝ VÀ NÊN ĐĂNG KÝ HỌC THEO ĐÚNG TIẾN ĐỘ, LỚP, THEO ĐÚNG NGÀNH HỌC.

- Sinh viên tham khảo chương trình đào tạo trên website http://oep.uit.edu.vn mục học vụ/chuong trinh dao tao

- Trước mỗi đợt đăng ký học phần sinh viên trao đổi với cố vấn học tập để được tư vấn đăng ký học phần phù hợp với khả năng và tiến độ học tập.

- Những môn chung mở cho chương trình Chất lượng cao có mã đuôi lớp học là CLC, chẳng hạn: SS004.L21.CLC, ENG01. L21.CLC.

- Các môn mở riêng thì mã đuôi lớp học sẽ tương ứng với từng ngành, ví dụ:

  • Chương trình tiên tiến (CTTT): ENG04.L21.CTTT, ACCT5123.L21.CTTT, ..

  • Kỹ thuật phần mềm (PMCL): MA005.L21.PMCL, IT002.L21.PMCL, …

  • Hệ thống thông tin (HTCL): IT002.L21.HTCL, IT003.L21.HTCL, …

  • Kỹ thuật máy tính (MTCL): IT006.L21.MTCL, IT002.L21.MTCL, …

  • An toàn thông tin (ATCL): PH002.L21.ATCL, IT002.L21.ATCL, …

  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (MMCL): IT002.L21.MMCL, IT003.L21.MMCL, …

  • Khoa học máy tính (KHCL): IT012.L21.KHCL, IT003.K21.KHCL, …

  • Thương mại điện tử (TMCL): IT002.L21.TMCL, IT003.L21.TMCL, …

  • Công nghệ thông tin – định hướng Nhật Bản (CNCL): JAN02.L21.CNCL, IE101.L21.CNCL, …

  • Khoa học máy tính – chương trình cử nhân tài năng (KHTN): MA004.L21.KHTN, MA005.L21.KHTN, …

  • An toàn thông tin – chương trình kỹ sư tài năng (ANTN): PH002.L21.ANTN, MA004.L21.ANTN,

- Sinh viên NÊN học theo những môn học mở riêng cho từng ngành, từng lớp để không bị đụng lịch học và đáp ứng yêu cầu riêng của môn học tương ứng với từng ngành.

- Lưu ý có 1 số lớp Anh văn 4, 5 sẽ học theo hình thức ielts (thông tin thể hiện ở mục ghi chú)

- Sinh viên nợ học phí sẽ không được ĐKHP học kỳ tiếp theo (chỉ tính học kỳ chính).

- Sinh viên đăng ký môn Giới thiệu ngành đúng môn của ngành mình đang học (tên môn học: Giới thiệu ngành “tên ngành/chuyên ngành).

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thời điểm khoảng tháng 8 và tháng 12 (thời gian có thể thay đổi theo kế hoạch từng năm, tùy tình hình), Văn phòng thông báo thời gian đăng ký học phần và thời khóa biểu các học phần dự kiến mở trong học kỳ trên website OEP

SV nên liên hệ cố vấn học tập để được tư vấn trước khi bắt đầu đăng ký học phần.

Bước 2: Xác nhận ĐKHP được đăng ký sẵn (dành riêng cho SV năm 1, năm 2):

- Một số môn học đại cương, cơ sở nhóm ngành nhà trường sẽ gợi ý TKB bằng cách ĐKHP tạm thời cho sinh viên năm 1, năm 2

- Sinh viên năm 1, 2 xem, xác nhận và có thể hủy ĐKHP đã được đăng ký sẵn trên hệ thống (không được ĐKHP mới). Nếu sinh viên không xác nhận thì kết quả ĐKHP sẽ bị hủy và sinh viên phải ĐKHP lại toàn bộ trong đợt chính thức

Bước 3: Đăng ký đợt chính thức (dành cho tất cả sinh viên)

SV đăng ký học phần đợt chính thức  tại trang web www.daa.uit.edu.vn (sử dụng tài khoản chứng thực) theo thời gian đã thông báo. Căn cứ vào chương trình đào tạo, thời khóa biểu đã được thông báo, SV chọn học phần đăng ký phù hợp (cần lưu ý các ràng buộc về thời gian, môn học tiên quyết, môn học trước, môn CN, CSN giảng dạy bằng tiếng Anh/ tiếng Nhật). Trong thời gian này, SV được điều chỉnh, thêm, bỏ học phần (bao gồm cả sinh viên năm 1, năm 2)

Kết thúc đăng ký đợt này, P.ĐTĐH, Văn phòng thông báo danh sách các lớp được mở, lớp chờ đăng ký và lớp bị hủy => Sinh viên chủ động xem thông báo trên daa.uit.edu.vn

Bước 4: Đăng ký đợt cứu xét

- Quy trình gồm các bước sau:

Bước a: Sinh viên vào địa chỉ DKHP.UIT.EDU.VN và thực hiện đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu như hệ thống quản lý daa của Trường.

Bước b: Sinh viên chọn “Loại” (“Đăng ký” hoặc “Hủy đăng ký”), “Mã lớp” tương ứng với loại đăng ký hoặc hủy đăng ký (chú ý: mỗi mã lớp trên một dòng).

Bước c: Sinh viên lưu lại kết quả điều chỉnh sau mỗi bước đăng ký hoặc hủy đăng ký (xem hình minh họa)

Quy trình điều chỉnh đăng ký học phần

- Thời gian điều chỉnh theo kế hoạch được Văn phòng thông báo. Sau thời gian này, sinh viên chờ khoảng 2-4 ngày và vào lại DAA.UIT.EDU.VN để xem kết quả hiệu chỉnh ĐKHP.

Bước 5: Nếu có khiếu nại, thắc mắc về kết quả ĐKHP, SV liên hệ trực tiếp hoặc gửi email về Văn phòng để được xem xét giải quyết.

Lưu ý:

- Sinh viên chỉ được đăng ký tối đa 24 tín chỉ/học kỳ và không quy định số tín chỉ tối thiểu (bao gồm cả các học phần đăng ký học lại và học cải thiện). Trường hợp SV có điểm TB tích lũy tính đến thời điểm ĐKHP >= 8.0 thì sv được phép đăng ký tối đa 30 tín chỉ.

- Sinh viên muốn đăng ký xét học bổng khuyến khích học tập của Phòng CTSV phải đảm bảo đăng ký 14 tín chỉ/học kỳ.

- Phải đăng ký lớp thực hành (nếu có) đi chung với lớp học lý thuyết.

VD: đăng ký lớp lý thuyết SE104.D21 thì phải đăng ký một trong các lớp thực hành SE104.D21.x (với x là số thứ tự lớp thực hành được mở).

- Không được đăng ký trùng giờ học.

- Số lượng sv tối thiểu được duyệt mở lớp các CTĐB:

  • Môn đại cương/cơ sở nhóm ngành: 30sv

  • Cơ sở ngành/chuyên ngành/tự chọn chuyên ngành: 15sv

  • Các môn ngoại ngữ: 10sv

- Kết thúc thời hạn hiệu chỉnh đăng ký học phần, SV không được phép hủy môn học đã đăng ký. Trường hợp đăng ký thêm môn sẽ được xem xét tùy vào điều kiện cụ thể của từng SV.

- Trong thời gian đăng ký học phần, SV có thể đề nghị mở thêm môn học nếu có nhu cầu theo các bước sau

Bước a: Đại diện SV viết đơn đề nghị mở môn học, ghi rõ lý do đề nghị mở lớp kèm danh sách SV đăng ký và lịch học cụ thể.

Bước b: Đại diện SV nộp đơn đề nghị cho Khoa quản lý.

Khoa gửi công văn đề nghị mở lớp kèm danh sách SV cho Văn phòng các CTĐB

Văn phòng các CTĐB giải quyết mở lớp học phần, xếp lịch học và thông báo cho đại diện SV (bằng email).

Bước c: SV đăng ký học phần vào lớp dự kiến được mở. Đối với các lớp có sĩ số ít (dưới chuẩn) Trường chỉ mở lớp nếu sinh viên chấp nhận đóng thêm học phí theo đơn giá mở lớp dưới chuẩn.

Bước d: SV xem kết quả đăng ký học phần trên Trang web daa.uit.edu.vn (sử dụng tài khoản chứng thực).

3. CHUYỂN NGÀNH

+ SV được xem xét chuyển ngành học khác nếu có đủ các điều kiện sau:

- SV trúng tuyển theo diện tuyển thẳng, UTXT của ĐHQG.

- Đối với sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia hoặc kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức phải có điểm xét tuyển bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của ngành/chương trình xin chuyển đến; hoặc là sinh viên trúng tuyển theo diện tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi.

- Không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo/ cảnh báo trở lên.

- Đạt số tín chỉ tích lũy tối thiểu quy định tại Khoản 4 Điều 10 thỏa điều kiện: (k-1) × 30 ≤ n < k × 30) và có ĐTBCTL từ 6,5 trở lên.

+ Khoản 4, điều 10 QĐ 546/ĐH-CNTT về việc ban hành quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ cho hệ đại học chính quy của Trường ĐH Công nghệ Thông tin: Sinh viên và năm học: Sinh viên năm thứ k (tính từ thời điểm sinh viên bắt đầu học) của một ngành và khóa học được xác định như sau: đạt số tín chỉ tích lũy n (theo đúng chương trình đào tạo tương ứng tại thời điểm đang xét)

- Được sự chấp thuận của Trưởng khoa/Trưởng bộ môn quản lý ngành đào tạo (nơi chuyển đến) và Trưởng khoa/Trưởng bộ môn quản lý ngành đào tạo (nơi chuyển đi).

Ngoài các quy định này, sinh viên chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến và chương trình tài năng thực hiện theo các quy định riêng (nếu có).

=>  Sinh viên Ngành Công nghệ Thông tin CLC định hướng Nhật Bản không được chuyển ngành (theo thiết kế chương trình đào tạo của Ngành)

Các bước thực hiện:

Bước 1: SV viết đơn (Mẫu 01), đơn phải có xác nhận của gia đình.

Bước 2: SV xin xác nhận đồng ý cho chuyển và đồng ý tiếp nhận của hai Trưởng khoa.

Bước 3: SV Nộp đơn và các giấy tờ cần thiết về Văn phòng các CTĐB.

Văn phòng xét duyệt theo các điều kiện và chuẩn bị Quyết định trình Hiệu trưởng ký ban hành nếu SV thỏa điều kiện.

- Văn phòng thông báo cho SV kết quả xét duyệt qua email.

Bước 4: SV kiểm tra lại thông tin cá nhân đã được cập nhật trên hệ thống và đăng ký lại các học phần (nếu cần). Nếu cần bản scan vui lòng gửi mail về Văn phòng ghi rõ nội dung cần hỗ trợ SAU KHI hệ thống đã cập nhật trạng thái chuyển ngành.

4. CHUYỂN TRƯỜNG

SV được xem xét chuyển Trường nếu có đủ các điều kiện sau:

- SV đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề chung và có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của Trường xin chuyển đến.

- SV đang trong thời gian học tập.

- Trường xin chuyển đi và Trường tiếp nhận có cùng ngành học hoặc cùng nhóm ngành đào tạo.

- Không phải là SV năm thứ nhất hoặc năm cuối của thời gian thiết kế khóa học (xem chi tiết trong quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường).

- Không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo/cảnh báo trở lên.

- Được sự đồng ý của Hiệu trưởng Trường xin chuyển đi và Trường tiếp nhận.

Các bước thực hiện:

Bước 1: SV viết đơn (Mẫu 02) và phải có xác nhận của gia đình, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Công tác SV.

Đồng thời, SV cần hoàn thành việc xin đề cương của các môn học chung muốn chuyển điểm (nếu có) để được công nhận điểm.

Bước 2: SV xin xác nhận đồng ý của Hiệu trưởng Trường tiếp nhận.

Nếu là trường hợp xin chuyển đi: SV cần có giấy xác nhận của Hiệu trưởng Trường Đại học/Cao đẳng mà SV định chuyển

Nếu là trường hợp xin chuyển đến UIT: SV bỏ qua bước này

Bước 3: SV nộp đơn cho Văn phòng

Văn phòng xét duyệt theo các điều kiện và chuẩn bị Quyết định trình Ban Giám hiệu ban hành nếu SV thỏa điều kiện.

- Văn phòng thông báo cho SV kết quả xét duyệt qua email.

Bước 4: SV đến Văn phòng nhận Quyết định chuyển trường.

- Văn phòng không hỗ trợ trả lại hồ sơ nhập học cho sinh viên vì toàn bộ hồ sơ là bản sao.

- Đối với sổ Đoàn => Sinh viên liên hệ Văn phòng Đoàn - Hội (nhà D - Cổng xa lộ Hà Nội) để nhận lại sổ Đoàn

5. BẢO LƯU KẾT QUẢ

Bảo lưu kết quả trúng tuyển (kỳ thi tuyển sinh):

Sau khi đã trúng tuyển ở kỳ thi tuyển sinh, do một số hoàn cảnh đặc biệt như bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh khó khăn xảy ra đột xuất, thí sinh trúng tuyển có thể xin bảo lưu kết quả trúng tuyển sau khi làm thủ tục nhập học. Thí sinh trúng tuyển phải nộp đơn xin bảo lưu (Mẫu 08) có xác nhận của gia đình chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gọi nhập học cho P.ĐTĐH của Trường và chỉ được bảo lưu khi có quyết định chấp thuận của Hiệu trưởng. Thời gian bảo lưu không quá 01 năm.

Tạm dừng học tập:

SV được quyền xin tạm dừng học tập và được bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp sau:

- Được điều động vào lực lượng vũ trang.

- Bị đau ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Trường hợp vì lý do khác, SV phải học ít nhất 1 học kỳ ở Trường và không rơi vào các trường hợp bị đình chỉ học tập.

Thời gian tạm dừng học tập từ 01 đến tối đa 02 học kỳ chính liên tiếp, được tính vào thời gian tối đa hoàn thành khóa học ngoại trừ trường hợp thi hành nghĩa vụ quân sự.

Các bước thực hiện:

Bước 1: SV viết và nộp đơn xin bảo lưu (Mẫu 03) -tạm dừng và bảo lưu kết quả học tập hoặc Mẫu 08-bảo lưu kết quả tuyển sinh), đơn có đầy đủ chữ ký xác nhận của gia đình, địa phương, Khoa quản lý …).

Bước 2: SV nộp đơn tại Văn phòng các CTĐB, kèm theo các giấy tờ, chứng từ cần thiết (giấy nhập viện, giấy chứng nhận điều trị bệnh lâu dài,…có giá trị pháp lý - được xác nhận bằng mộc đỏ của cơ quan khám, chữa bệnh).

- Văn phòng không tiếp nhận xử lý/không chấp nhận các đơn thuốc tự mua hoặc do phòng khám tư nhân tại địa phương cung cấp/xác nhận.

Văn phòng xét duyệt và trình Ban Giám hiệu ra Quyết định bảo lưu nếu SV đủ điều kiện và thông báo kết quả cho SV qua email.

Bước 3: Sau khi hết thời hạn bảo lưu: SV phải làm đơn xin nhập học lại chậm nhất là 1 tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới và nộp tại Văn phòng (Mẫu 07-đơn học lại dành cho SV bảo lưu kết quả học tập hoặc Mẫu 09-đơn nhập học lại dành cho SV bảo lưu kết quả tuyển sinh).

6. HOÃN THI

Trường hợp có lí do chính đáng (nhập viện, cấp cứu, tang chế…), SV không thể tham dự kỳ thi đúng tiến độ có thể làm đơn xin hoãn thi,

Bước 1: SV điền đơn xin hoãn thi (Mẫu 04), đơn có xác nhận hợp lệ.

Bước 2: SV nộp đơn tại Văn phòng, kèm theo các giấy tờ, chứng từ cần thiết (giấy nhập viện, giấy chứng nhận điều trị bệnh lâu dài, giấy xác nhận của địa phương…).

Văn phòng xét duyệt đồng ý cho SV hoãn thi nếu SV thỏa điều kiện, cập nhật trạng thái hoãn thi (điểm I) trên hệ thống đào tạo vào môn học tương ứng và thông báo kết quả cho SV qua email.

SV phải đăng ký thi lại các học phần đã hoãn thi tại Văn phòng vào học kỳ gần nhất có mở học phần đó và trong thời gian tối đa 2 học kỳ chính tiếp theo. Quá thời hạn trên, sinh viên bị nhận điểm 0 và phải đăng kí học lại.

Trường hợp sinh viên cố ý làm giả giấy tờ hoặc trình báo lý do không trung thực sẽ bị xử lý theo quy định.

7. THÔI HỌC

Bước 1: SV viết và nộp đơn xin thôi học (Mẫu 05), đơn có đầy đủ chữ ký xác nhận của gia đình, P.CTSV, P.KHTC, Khoa quản lý.

Trường hợp xin thôi học của Tân sinh viên vừa nhập học trong vòng 15 ngày => sẽ không được hoàn học phí; các trường hợp đặc biệt khác liên quan sẽ do Hiệu trưởng quyết định và thay đổi trong mỗi năm học.

Bước 2: SV nộp đơn tại Văn phòng, kèm theo các giấy tờ, chứng từ cần thiết và phù hợp.

Văn phòng xét duyệt => trình Ban Giám hiệu => ra Quyết định thôi học và thông báo kết quả xử lý cho SV bằng email

Bước 3: SV có thể nhận bản scan quyết định bằng cách gửi email về VP (nếu có nhu cầu) và hoàn thành thủ tục xin thôi học.

Lưu ý: Trường không hỗ trợ trả lại hồ sơ do toàn bộ hồ sơ nhập học của SV là bản sao.

- Riêng sổ Đoàn, SV liên hệ VP Đoàn - Hội (tòa D, cổng xa lộ Hà Nội) để rút sổ Đoàn.

8. GIA HẠN THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Chỉ dành cho những SV đã quá thời gian tối đa theo thiết kế chương trình đào tạo của Khóa học. (Thời gian thiết kế chương trình đào tạo của Khóa + 2 năm)

Bước 1: SV viết đơn xin gia hạn (đơn tự viết).

Bước 2: SV nộp đơn tại Văn phòng, kèm theo các giấy tờ, chứng từ cần thiết.

Văn phòng xét duyệt và trình Ban Giám hiệu ra Quyết định gia hạn và thông báo kết quả xử lý cho SV bằng email.

Bước 3: SV nhận bản scan Quyết định gia hạn bằng cách gửi email về VP (nếu có nhu cầu).

9. PHÚC KHẢO ĐIỂM

Bước 1: Sinh viên đăng ký phúc khảo online qua cổng thông tin sinh viên (https://daa.uit.edu.vn/sinhvien/dkphuckhao): vào chức năng “Phúc khảo”, những môn có điểm cuối kỳ đã hiển thị, sinh viên chọn và xác nhận các môn muốn phúc khảo.

Bước 2: Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày đăng ký phúc khảo trên hệ thống, sinh viên liên hệ Văn phòng để ký tên xác nhận và đóng tiền phúc khảo.

Trong điều kiện dịch bệnh hoặc hạn chế liên hệ trực tiếp, VP có thể thông báo về hình thức đóng tiền qua ngân hàng hoặc các ví điện tử. Sinh viên chú ý theo dõi để thực hiện.

Bước 3: Sau khi điểm phúc khảo được cập nhật, hệ thống sẽ gửi email thông báo kết quả phúc khảo đến sinh viên.

Lưu ý:

- Thời gian đăng ký và xác nhận phúc khảo: Trong vòng 5 ngày kể từ khi có điểm cuối kỳ của môn học.

- Chỉ phúc khảo điểm cuối kỳ đối với các môn có hình thức thi là lý thuyết

− Sau 3 ngày kể từ ngày đăng ký phúc khảo, sinh viên không đến Văn phòng để xác nhận phúc khảo thì được ghi nhận là “Quá hạn xác nhận” và không thể đăng ký phúc khảo cho lần tiếp theo, muốn xóa đăng ký cần liên hệ trực tiếp VPĐB để được hỗ trợ.

10. CẤP GIẤY GIỚI THIỆU

Bước 1: SV điền vào (Mẫu 12)

Bước 2: SV xin xác nhận của giảng viên hoặc Khoa/Bộ môn.

Bước 3: SV nộp giấy giới thiệu về Văn phòng để trình ký, đóng dấu và nhận lại giấy theo lịch hẹn.

Lưu ý:

- SV được cấp giấy giới thiệu trong các trường hợp:

  1. Thực tập tốt nghiệp;

  2. Liên hệ phòng thí nghiệm;

  3. Tham khảo tài liệu làm luận văn;

  4. Học những môn học nhà trường không tổ chức giảng dạy trong chương trình.

- Giấy giới thiệu có giá trị trong thời gian tối đa là 3 tháng.

- Giảng viên xác nhận phải là GV cơ hữu của Trường hoặc Trưởng Khoa\Bộ môn.

11. XÉT MIỄN HỌC PHẦN NGOẠI NGỮ

Bước 1: Sinh viên chụp/scan lại chứng chỉ rõ nét, upload chứng chỉ lên daa, mục Chứng chỉ bất kỳ thời điểm nào trong năm học, ngay khi vừa nhận được kết quả thi.

- Một năm có 2 đợt xét miễn chính: đợt tháng 7 và đợt tháng 12. Sinh viên cần chủ động thi và có kết quả trong thời gian dự tính để đảm bảo chuẩn quá trình các môn học khác. Các môn có mã đuôi EN của chương trình Chất lượng cao => sinh viên bắt buộc phải qua AV2 hoặc có chứng chỉ tương đương TOEIC 400 trước thời gian đăng ký học phần của đợt đó.

Ví dụ: Sinh viên muốn học môn có mã đuôi EN vào học kỳ 2, 2020-2021 thì thời gian chậm nhất để up chứng chỉ là 08/12/2020 (đợt xét tháng 11 được mở rộng và tạo điều kiện cho sinh viên)

- Sinh viên OEP KHÔNG cần nộp đơn xét miễn. Trường hợp sinh viên vẫn muốn học môn ngoại ngữ tại trường mà không muốn xét miễn, chỉ cần xét chuẩn đầu ra thì vui lòng gửi email hoặc liên hệ VP.

- Trạng thái của hệ thống: <đã tiếp nhận> - nghĩa là VP đã nhận được chứng chỉ sinh viên và sẽ xử lý theo quy trình

Bước 2: Theo thời gian thông báo, Văn phòng sẽ tiến hành tổng hợp và xác minh chứng chỉ

Bước 3: Sinh viên xem trong quy trình của thông báo (tại mỗi học kỳ) về thời gian Văn phòng trả kết quả sau xác minh, truy cập vào daa để xem trạng thái chứng chỉ:

+ Trạng thái <Hợp lệ> : Sinh viên sẽ được nhận điểm Miễn (M) môn Anh văn tương ứng mà sinh viên chưa học hoặc chưa đạt.

+ Trạng thái <Không hợp lệ> : Văn phòng sẽ ghi rõ lí do để sinh viên được biết.

Lưu ý:

- Sinh viên cần đọc kỹ quy định về đào tạo ngoại ngữ tại website OEP để nắm rõ chuẩn quá trình, chuẩn đầu ra.

12. XÉT TỐT NGHIỆP

Trường tổ chức nhận hồ sơ xét Tốt nghiệp mỗi năm 04 đợt chính: tháng 02, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.

Bước 1: Vào tuần đầu tiên của tháng 09, tháng 12, tháng 03 và tháng 06: VPĐB thông báo kế hoạch xét tốt nghiệp. Sinh viên theo dõi trên trang https://oep.uit.edu.vn /daa.uit.edu.vn

Lưu ý: Sinh viên theo dõi thời hạn nộp hồ sơ xét tốt nghiệp trong kế hoạch để nộp hồ sơ xét tốt nghiệp về khoa đúng hạn.

Bước 2: Sinh viên đóng lệ phí xét cấp bằng tốt nghiệp và nhận biên lai tại phòng KHTC trong thời gian theo thông báo của phòng KHTC.

Bước 3: Sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp chuẩn bị hồ sơ tốt nghiệp gồm:

- Đơn xin xét tốt nghiệp (mẫu 14);

- Bản sao y bằng tốt nghiệp THPT;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao y chứng chỉ giáo dục quốc phòng;

- Bản sao y chứng chỉ Ngoại ngữ.

- Biên lai đóng lệ phí xét cấp bằng tốt nghiệp.

=> Các giấy tờ/ chứng chỉ đã upload lên daa => Sinh viên không cần nộp lại bảng giấy

=> Sinh viên đọc kỹ thông báo nhận hồ sơ xét TN để biết giấy tờ nào có thể nộp online

=> Trường hợp nộp hồ sơ xét TN online (theo thông báo hiện hành), SV cần upload bản chính/ bản gốc của các giấy tờ trên.

Lưu ý: Kết quả chứng chỉ ngoại ngữ dùng để xét chuẩn đầu ra được tính thời hạn hiệu lực tại thời điểm sinh viên nộp chứng chỉ. Sinh viên có thể nộp chứng chỉ ngoại ngữ vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình học. VPĐB sẽ tiến hành xác minh tính hợp lệ của chứng chỉ và công nhận đạt chuẩn đầu ra.

Bước 4: Sinh viên theo dõi thông báo danh sách sinh viên dự kiến tốt nghiệp và thông tin các khoản nợ của sinh viên: nợ sách thư viện, nợ tiền giấy xác nhận,… trên trang web: daa.uit.edu.vn.

Sinh viên phải hoàn thành các khoản nợ đúng thời hạn trong thông báo và kiểm tra thông tin cá nhân của mình thật chính xác: họ tên, ngày sinh, nơi sinh, điểm TBTL, xếp loại. Sinh viên phản hồi về email: vpdb@uit.edu.vn  hoặc liên hệ trực tiếp Văn phòng các CTĐB - E2.1

Bước 5: Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp trong ngày diễn ra lễ tốt nghiệp hoặc tại địa điểm phát bằng theo thông báo, kế hoạch tổ chức lễ tốt nghiệp của Trường.

Sinh viên nên thường xuyên cập nhật các thông tin về việc nhận bằng trên các kênh thông tin (website, fanpage…), nếu có việc bận hoặc trong thời gian đi làm, sinh viên có thể liên hệ trước với Văn phòng thông qua email trước khi đến nhận.

Trường hợp nhận thay: người nhận thay cần có giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương.

13. KHIẾU NẠI KHÁC

Bước 1: SV gửi email về Văn phòng trình bày rõ nội dung, có tiêu đề rõ ràng, cách thức viết email lịch sự, sử dụng văn phong viết, thể hiện sự tôn trọng…..

Sinh viên tham khảo tại: https://oep.uit.edu.vn/vi/goc-nho-sinh-vien-giao-tiep-qua-email

Bước 2: Văn phòng sẽ kiểm tra và giải quyết các khiếu nại chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận email kèm các minh chứng (nếu có)

Trường hợp email không đầy đủ nội dung, Văn phòng có quyền bỏ qua và không xem xét

14. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG PHÒNG HỌC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:

Văn phòng hỗ trợ SV đăng ký sử dụng phòng học cho các hoạt động: ôn tập, họp lớp,... từ 10 SV trở lên theo các bước sau:

Bước 1: Nhóm sinh viên cử 1 đại diện kiểm tra phòng học còn trống tại: https://banqlcs.uit.edu.vn/ hoặc daa.uit.edu.vn

Bước 2: SV đại diện gửi mail về VP: cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, nội dung đăng ký sử dụng và thông tin phòng muốn sử dụng… trước 02 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật)

Bước 3: VP kiểm tra và đặt phòng cho SV. SV nhận kết quả đăng ký qua mail.

Lưu ý:

- SV mượn phòng phải có trách nhiệm giữ gìn tài sản chung và phải bồi thường nếu xảy ra hư hỏng.

- Trong các trường hợp xảy ra trùng lịch, trùng phòng, SV thực hiện theo hướng dẫn của chuyên viên phụ trách để bố trí phòng cho phù hợp.

- Với các hoạt động của Đoàn TN - Hội SV các cấp, BCH Chi Đoàn - Chi Hội vui lòng liên hệ đăng ký theo kênh của Đoàn - Hội Trường thông qua Đoàn - Hội Khoa.

15. XIN GIẤY XÁC NHẬN SV BẰNG TIẾNG ANH, XÁC NHẬN THỨ HẠNG HỌC TẬP/ TỐT NGHIỆP ĐỂ XIN HỌC BỔNG/DU HỌC:

Sinh viên có nhu cầu xin các loại giấy tờ trên để xin học bổng/ du học vui lòng thực hiện theo các bước:

Bước 1: Đọc rõ quy định, yêu cầu của bên cấp học bổng hoặc Trường ĐH nước ngoài dự định sẽ đi du học.

Bước 2: Gửi email về VP cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và minh chứng về yêu cầu cấp giấy xác nhận SV/ xác nhận thứ hạng.

Bước 3: Văn phòng tiếp nhận xử lý. SV hỗ trợ cung cấp thêm thông tin (nếu được yêu cầu)

Bước 4: Văn phòng thực hiện và trình ký Ban Giám hiệu trong vòng 3 - 5 ngày làm việc (kể từ thời điểm tiếp nhận đầy đủ thông tin). Sau đó thông báo cho SV nhận giấy tờ qua email.

Lệ phí: tùy theo loại giấy tờ cần thực hiện mà VP sẽ có thông báo với SV qua email về lệ phí cần nộp. Thông thường là 30.000đ/bản.

16. CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC PHÒNG, BAN KHÁC:

Sinh viên vui lòng xem quy trình có liên quan đến:

- Phòng CTSV: https://ctsv.uit.edu.vn/quy-trinh

- Phòng KH-TC: https://khtc.uit.edu.vn/loai-bai-viet/qui-trinh

- Ban Quản lý Cơ sở: https://banqlcs.uit.edu.vn/tai-lieu

17. HƯỚNG DẪN HỌC ONLINE TRÊN MS TEAMS:

- Sinh viên xem nội dung hướng dẫn trên Youtube tại: https://www.youtube.com/watch?v=d6fv4dMHNrs

- Tài liệu hướng dẫn: HDSD_MS Teams danh cho SV 2021

- Hỏi đáp liên quan: HDSD_Q&A_ MS Teams danh cho SV 2021