Skip to content Skip to navigation

Tổng quan ngành An toàn Thông tin

a. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, hạ tầng mạng, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng, có khả năng áp dụng các kiến thức bảo mật vào thiết kế, cài đặt, đánh giá, vận hành hệ thống thông tin. Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng tập trung trang bị cho người học các kỹ năng và thái độ đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc nhóm, phẩm chất chính trị tốt, ý thức tổ chức kỷ luật và có đạo đức nghề nghiệp.

b. Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Kỹ sư ngành An toàn thông tin, sinh viên có thể đảm nhận vị trí làm việc sau:

  • Chuyên viên quản trị an toàn thông tin có khả năng ứng dụng các kiến thức vào vận hành hệ thông một cách an toàn, các công việc bao gồm tư vấn ban hành chính sách, qui trình đảm bảo an toàn thông tin, triển khai các giải pháp kỹ thuật trong việc ngăn ngừa, phát hiện tấn công, khắc phục sự cố.
  • Chuyên viên phát triển giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp kiến thức an toàn thông tin vào thiết kế, cài đặt, kiểm thử và triển khai ứng dụng, hệ thống.
  • Cán bộ nghiên cứu về an toàn thông tin ở các viện, trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp.
  • Chuyên viên kiểm thử an toàn thông tin làm việc trong các công ty về bảo mật.

c. Hình thức và thời gian đào tạo

- Hình thức đào tạo: chính quy tập trung.

- Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ chính).

d. Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư ngành An toàn thông tin phải đáp ứng các chuẩn đầu ra về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau :

- Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và khả năng vận dụng vào chuyên ngành (LO 1).

- Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu của ngành An toàn thông tin và ứng dụng vào thực tiễn (LO 2).

- Có khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến ngành An toàn Thông tin (LO 3).

- Có kỹ năng khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu (LO 4).

- Có tư duy hệ thống, có khả năng tích hợp các kiến thức về an toàn thông tin trong việc phân tích, thiết kế các thành phần hoặc toàn bộ hệ thống (LO 5).

- Có nhận thức về sự cần thiết và có năng lực để học tập suốt đời, tự học các kiến thức bổ trợ để phục vụ cho hướng công việc tương lai. Có hiểu biết về các giá trị đạo đức, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp (LO 6).

- Có kỹ năng làm việc nhóm với tác phong chuyên nghiệp (LO 7).

- Có kỹ năng giao tiếp (LO 8).

- Có kỹ năng ngoại ngữ (LO 9).

Hiểu nhu cầu xã hội, tác động của các công nghệ mới trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu. Có khả năng hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế, tổ chức, xây dựng và triển khai các ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội, khởi nghiệp & sáng tạo (LO 10).

e. Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên có thể lựa chọn tốt nghiệp theo một trong các chuyên ngành của ngành An toàn Thông tin. Sinh viên cần tích lũy tối thiểu là 131 tín chỉ theo phần 7 của chương trình đào tạo này.

Ngoài ra, sinh viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác theo quy chế đào tạo đại học hệ chính quy hiện hành của Trường Đại học Công nghệ Thông tin.

f. Thông tin liên hệ

Để được hỗ trợ, tư vấn thông tin liên quan đến chương trình Chất lượng cao ngành An toàn thông tin thuộc khoa Mạng máy tính và Truyền thông, trường ĐH Công nghệ Thông tin, thí sinh và quý phụ huynh có thể liên hệ:

VĂN PHÒNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT

Phòng E2.1, Tòa nhà E. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM

Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Email: vpdb@uit.edu.vn

Điện thoại: ĐT: (028) 372 52002 - ext: 155

hoặc

KHOA MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG

Phòng E8.2 (VP Khoa), Phòng E8.6 (Bộ môn ATTT), Tòa nhà E. Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM. Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Website: nc.uit.edu.vn – Fanpage: http://facebook.com/uit.nt